Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng lan Kiếm

Thứ tư - 21/08/2024 04:06
Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng lan Kiếm
Hoa lan là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn cây giống nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan. Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu giống hoa lan cho nông dân, cung ứng cho thị trường khoảng từ 30 - 40 triệu cây giống/năm, chủ yếu là giống lan cấy mô. (Sở NN & PTNT thành phố HCM, 2020).
Lan Kiếm (Cymbidium sp.) có vẻ đẹp tao nhã, quý phái, được mệnh danh là nữ hoàng của các loài lan (Hội lan Hà Nội, 2005). Đã có rất nhiều tác giả thành công trong nuôi cấy mô tế bào lan Kiếm như Phan và ctv (2004), Pham và ctv (2014). Tuy nhiên để đạt được những cây giống chất lượng phục vụ cho sản xuất thì các công đoạn trong vườn ươm cần được hoàn thiện.
Giá thể là phần không thể thiếu cho cây lan phát triển. Mụn xơ dừa và vỏ trấu là vật liệu phổ biến dùng để phối trộn giá thể trong những năm gần đây do có sẵn, nhẹ và giá thành hợp lý (Awang và ctv, 2009). Mụn xơ dừa còn cung cấp dưỡng chất, giảm bệnh hại, tăng mật độ vi sinh vật có lợi, ổn định pH và giữ nước tốt. Tuy nhiên với tỉ lệ cao, mụn xơ dừa gây bí, hạn chế phát triển của hệ rễ, vì vậy cần phối trộn mụn dừa với các vật liệu thoáng khí (Noguera và ctv, 2000).
Bón phân qua lá là một trong những biện pháp giúp cây lan sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Các loại phân bón lá cung cấp axit amin và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng theo từng chu kỳ sinh trưởng. Ở những thời tiết không thuận lợi, phân bón lá được coi là chất điều hòa sinh trưởng do có chứa nhiều chất tăng trưởng, vitamin và một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây (Dao & Dang, 2007).
Do vậy nghiên cứu này được tiến hành xác định được giá thể và phân bón lá phù hợp cho sinh trưởng của cây lan Kiếm cấy mô ở giai đoạn vườn ươm. Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2023 tại Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh;  bao gồm 2 thí nghiệm, thí nghiệm 1 gồm 7 tổ hợp giá thể và thí nghiệm 2 gồm 9 tổ hợp phân bón qua lá nhằm xác định giá thể và phân bón lá thích hợp cho cây lan Kiếm nuôi cấy mô ở giai đoạn vườn ươm.  Mỗi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp CRD với 3 lần lặp lại, mỗi ô cơ sở bố trí 100 cây. Kết quả cây Lan kiếm trồng trên giá thể 50% mụn dừa + 25% rễ dương xỉ + 25% vỏ trấu hoặc 50 % mụn dừa + 25% vỏ trấu + 25 % vỏ đậu phộng có khả năng sinh trưởng tốt hơn về chiều cao cây, số lá/cây, số nhánh/cây. Công thức phun 2 lần Growmore 30-10-10+ 1 lần Seaweed + 1 lần Vitamin B1 cho chiều cao cây (22,8 cm), số lá/ cây (12,6 lá), số nhánh/ cây (2,2 nhánh) cao hơn so với các công thức phân bón còn lại.

 


Hình 1: Cây lan Kiếm thời điểm 4 tháng sau trồng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây