Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY SÂM ĐÁ (Curcuma singularis Gagnep.)

Thứ ba - 13/06/2023 22:44
SAM DA
SAM DA
Sâm đá (Curcuma Singularis Gagnep.) là loài dược liệu quý và có công dụng nâng cao sức khỏe, làm thuốc chữa bệnh để tăng sức sống, điều trị bệnh thấp khớp và bổ thận. Thuốc sắc của rễ và củ của nó được sử dụng như một thức uống để tăng cường sức khỏe nam giới và cải thiện tình trạng cơ thể. Trong củ Sâm đá có rất nhiều dược chất có tác dụng y học như saponin, polyphenol, alkaloid... có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, ức chế vi sinh vật. Việc sử dụng Sâm đá cho mục đích y dược và mục đích thương mại đã làm loài này trong tự nhiên không còn nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng.
Cây Sâm đá trong tự nhiên chỉ tồn tại một số tháng vào mùa mưa và chỉ sống ở một vùng nhỏ tỉnh Gia Lai. Cây Sâm đá trồng trong tự nhiên theo phương pháp truyền thống bằng cách trồng bằng củ và thân ngầm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dẫn đến hiệu quả nhân giống thấp. Việc nhân giống cây Sâm đá trong tự nhiên chủ yếu bằng củ thì dễ bị côn trùng trong đất xâm hại dẫn đến hiệu quả nhân giống thấp và năng suất cây trồng giảm. Do đó, bảo tồn và nhân giống số lượng lớn nguồn cây Sâm đá không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là một việc cấp thiết.

Hình 1. Cây và hoa cây Sâm đá
Năm 2020, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã thành công bước đầu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Sâm đá (Curcuma singularis Gagnep.): củ Sâm đá được khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% hoặc dung dịch NaClO 1,5%. Nảy chồi trực tiếp từ mẫu củ trên môi trường MS có bổ sung NAA và BA cho tỷ lệ nảy chồi đạt 76,67%. Nhân chồi trên môi trường MS bổ sung BA kết hợp IBA cho hệ số nhân đạt 8,1 lần. Tạo rễ và dưỡng cây Sâm đá in vitro trên môi trường MS bổ sung nước dừa, BA, IBA cho tỷ lệ mẫu chồi tạo rễ đạt 100%.
Hình 2. Cây Sâm đá in vitro
Kết quả nghiên cứu có thể đáp ứng được nhu cầu cây giống của các cá nhân, doanh nghiệp đang muốn nhân giống và kinh doanh loài cây này cũng như hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ vi nhân giống về lĩnh vực này.

Tác giả: Nguyễn Văn Toàn

Nguồn tin: Cử nhân Nguyễn Văn Toàn, Phòng Hỗ trợ Công nghệ Tế bào Thực vật - Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây