Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

Nhân giống in vitro cây Gấc Momordica cochinchinensis

Chủ nhật - 07/01/2024 20:17
Gấc là loài cây thân thảo, dây leo thuộc chi mướp đắng, hoa sắc vàng, quả hình bầu dục, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, sắc xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Thịt Gấc màu đỏ cam, hạt Gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía (Phạm Hoàng Hộ,1999). Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong quả Gấc chứa nhiều vitamin, đặc biệt là rất giàu β-carotene, lycopene là các vi chất thiên nhiên rất cần thiết cho cơ thể con người.
Trái Gấc Momordica cochinchinensis có rất nhiều công dụng như sử dụng làm nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn dược liệu quý do trái chứa nhiều β-carotene, lycopene, zeaxanthin, β-cryptoxanthin. Trong các giống Gấc hiện nay, xét về mặt dược tính thì Gấc nếp là giống cho dược tính cao nhất, với nhiều chất quan trọng đang được dùng trong các sản phẩm dược liệu.
Gấc trở thành nguồn nguyên liệu cho nhiều tá dược, chế phẩm bảo vệ sức khỏe cũng như mỹ phẩm, do đó nhu cầu thị trường hiện đang rất cao, có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ. Để đáp ứng được nhu cầu này, thì việc cung cấp một vùng chuyên canh nguyên liệu Gấc có quy trình khép kín từ khâu sản xuất giống cây, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch và kiểm tra chất lượng quả đóng vai trò quan trọng. Trong đó, sản xuất được cây giống đáp ứng các tiêu chí sạch bệnh, đồng đều, dự đoán được tỉ lệ phân tính là yêu cầu tiên quyết.
Ngoài một số hạn chế thường gặp khi sử dụng biện pháp nhân giống truyền thống (gieo hạt, giâm hom) như chất lượng cây giống khó đảm bảo, hệ số nhân giống thấp, mặt khác do đặc tính của cây Gấc phân tính đực cái, nên khi gieo hạt, cây giống bị phụ thuộc rất nhiều vào tỉ lệ hình thành đực cái từ hạt giống. Tỉ lệ này rất cao thường lên tới 50 - 70%, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của người trồng Gấc.
Phương pháp nhân giống vô tính in vitro có thể cho hệ số nhân giống cao, các cây con sinh trưởng và phát triển đồng đều, sạch bệnh và số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn, hầu hết các đặc tính di truyền của cây mẹ được lưu giữ và truyền cho đời con, do vậy giúp người trồng Gấc có kế hoạch cũng như các biện pháp canh tác hợp lý nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu “Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Gấc Momordica cochinchinensis” nhằm đưa ra một phương pháp cung cấp nguồn cây giống Gấc đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Nghiên cứu “Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Gấc Momordica cochinchinensis” thực hiện trong vòng hai năm tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao (2017 – 2018). Đoạn thân cây Gấc nếp cái sau quá trình làm sạch xơ bộ bằng xà phòng và rửa dưới vòi nước sạch, được khử trùng bằng cồn 70o trong 30 giây, sau đó lắc trong dung dịch Thủy ngân clorua 0,01% trong 10 phút và tween 20, rửa lại bằng nước tiệt trùng 3-5 lần. Mẫu sau khi được khử trùng sẽ được cắt thành những đoạn nhỏ chứa mắt ngủ dài từ 1-2 cm và đặt trên môi trường MS bổ sung BA, IBA và nước dừa để tạo chồi. Chồi Gấc trong môi trường MS có bổ sung BA, 10% (v/v) nước dừa và 0,01 mg/L IBA cho hệ số nhân cao nhất với tỉ lệ tạo cụm chồi là 83,75% và số chồi phát triển trên một mẫu Gấc là 4,18 chồi/mẫu. Rễ phát sinh khi chồi được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung IBA. Cây Gấc in vitro hoành chỉnh sinh trưởng tốt trên môi trường MS.

Hình 1. Cụm chồi Gấc
Cây mô được huấn luyện làm quen với nhiệt độ và ánh sáng bên ngoài trong 1 tuần, chuyển cây mô trồng sang giá thể mụn dừa, phủ nylon 1 tuần và tưới nước 2 lần/ngày. Sau đó, cây con được chuyển sang bầu ươm chứa giá thể đất+ mụn dừa + phân trùn + trấu hun. Tưới nước 2 lần/ ngày trong 30 ngày.

Hình 2. Cây Gấc sau 40 ngày trồng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây