Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

Kỹ thuật thiết kế hồ thủy sinh

Thứ năm - 12/10/2023 21:57
Kỹ thuật thiết kế hồ thủy sinh

       Hồ thủy sinh hay chơi thủy sinh không còn là điều xa lạ với người dân chơi cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh hay trên cả nước. Tuy nhiên để việc có thể thiết kế được một hồ thủy sinh hiện nay cần tập trung vào việc tạo ra một hồ thủy sinh hài hòa với môi trường tự nhiên và bảo vệ sự sống của cá và cây cảnh. Một số lưu ý trong việc làm hồ thủy sinh:
       Các cây được lựa chọn phù hợp với thiết kế ý tưởng căn cứ trên nhu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng, gam màu chủ đạo, sử dụng lũa hay kiểu xếp đá. Tùy theo vị trí mà chia các loại cây ra làm ba nhóm: cây tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh
       + Nhóm cây tiền cảnh: Đặc diểm nhóm cây này thường không cần hình thức nổi bật vì chúng thường dung để làm nền và che khuyết điểm cho vị trí trung cảnh. Nhóm này thường là những cây có lá nhỏ, mọc thấp, một số có khả năng mọc bò thành những thảm xanh đẹp mắt. Một số cây tiền cảnh phổ biến bao gồm: cỏ Nhật, ngưu mao chiên, bách điệp, trân trâu nhật, trân trâu Cuba, cỏ đỏ, trang chuôi, tản mâm xôi, rêu cá đẻ….
       +Nhóm cây trung cảnh: Nhóm cây này thường có hình thức nổi bật hoặc màu sắc bắt mắt, độ cao trung bình, đóng vai trò vị trí trung tâm, cầu nối giữa vị trí tiền cảnh và hậu cảnh. Một số cây hậu cảnh cũng có thể chuyển lên vị trí trung cảnh nhưng cần được cắt tỉa thường xuyên. Các cây trung cảnh phổ biến: huyết tâm lan, hồng liễu, cỏ Nhật, la hán đỏ, hồ liều, bảo tháp, diệp tài hồng, xương cá đỏ, xương cá xanh, hồng hồ điệp, luân thảo, vẩy ốc lá tròn, choi lá xoăn, lệ nhi, ráy lá to, choi lưới.
       + Nhóm cây hậu cảnh: đặc điểm nhóm cây này thường phát triển nhanh và có chiều cao, lá có bản rộng hoặc cây có kích thước lớn. Các cây hậu cảnh phổ biến bao gồm: cỏ tranh, bách diệp, thủy trúc, hồ liễu, đại bảo tháp, đại hồng diệp, hồng hồ điệp, luân thảo, choi lá xoăn, lệ nhi, rong đuôi chó, hẹ thẳng, hẹ xoăn, cỏ cọp.
       Cây thủy sinh thường được bố trí theo một bố cục đã được lên ý tưởng trước khi bắt đầu xây dựng bể, có một số dạng bố trí cơ bản như hình vẽ dưới đây:

Hình1. Các mẫu thiết kế bể thủy sinh
Hình1. Các mẫu thiết kế bể thủy sinh
       Trong một hồ thường sẽ có 1 đến 2 điểm nhấn mà người chơi thường chú ý đến, người thiết kế hồ thường sắp đặt các hòn đá hoặc các nhóm cây có màu sắc rực rỡ ở vị trí thường được gọi là điểm vàng như trong hình.
       Trong thiết kế hồ thủy sinh, sử dụng các vật liệu tự nhiên như đá cảnh, cát, gỗ và cây cỏ giúp tạo nên một môi trường tự nhiên và hài hòa. Các yếu tố này không chỉ làm cho hồ thủy sinh trở nên đẹp mắt, mà còn cung cấp nơi ẩn náu và môi trường sống cho cá và sinh vật khác.
Hình 2. Tỉ lệ vàng trong bố cục hồ thủy sinh
Hình 2. Tỉ lệ vàng trong bố cục hồ thủy sinh
      Tiếp theo đó là việc lựa chọn loài cá thích hợp cho từng bể, có thể chia ra vài nhóm cá tùy thuộc vào kích thước, tập tính sống, sức chịu đựng thay đổi môi trường và sở thích của người nuôi để lựa chọn loài cá phù hợp. Một số nhóm cá như:
      + Nhóm cá ăn rêu tảo: bống vàng, chuột nâu, chuộc trắng, bút chì, tỳ bà bướm, bảy màu, hòa lan, trân châu.
      + Nhóm cá sống theo đàn: bảy màu, cánh buồm, hồng nhung, mũi đỏ, cầu vồng, bút chì, ngựa vằn, neon đen, neon thường, neon vua, sặc gấm, thiên thanh, tam giác, tỳ bà bướm.
      + Nhóm cá ưa ánh sáng trung bình: ali, bình tích, bống vàng, bút chì, cánh buồm, cầu vồng, chuột nâu, chuột trắng, đuôi kéo, hòa lan, hồng cam, hồng kim, hồng nhung, mắt ngọc, mũi đỏ, , ngựa vằn, nóc beo, phượng hoàng, sặc cẩm thạch, sặc gấm, tam giác, thiên thanh, thủy tinh, trân châu, tứ vân, tỳ bà bướm.
      + Nhóm cá ưa ánh sáng yếu: neon đen, neon vua, cá dĩa, ông tiên, bảy màu.
      Theo khảo sát thì đa số người chơi thường lựa chọ những loài cá nhỏ, sống thành đàn và có màu sắc đẹp để phối hợp cùng bể thủy sinh như neon các loại, hồng kim, mắt ngọc, mũi đỏ, phượng hoang, tam giác, tứ vân….. Người chơi cũng thường bổ sung vào hồ một số loài cá ăn rêu hại như bống vàng, tỳ bà bướm, chuột các loại,…
      Với nhóm cá chịu được ánh sáng trung bình đến mạnh thì thường bố trí chung với các bể trồng cây yêu cầu ánh sáng mạnh như: huyết tâm lan, hồng liễu, cỏ Nhật, la hán đỏ, hồ liều, bảo tháp, diệp tài hồng, xương cá đỏ, xương cá xanh, hồng hồ điệp, luân thảo, vẩy ốc lá tròn. Với nhóm cá thích ánh sáng yếu sẽ được bố trí với các cây không yêu cầu ánh sáng cao như: các loại ráy, rêu cá đẻ, hẹ lá xoắn, cỏ cọp, …



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây