Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN NỀN TRỒNG CÂY THỦY SINH TỪ MÙN CƯA SAU TRỒNG NẤM

Thứ ba - 21/11/2023 21:22
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao
Cơ quan quản lý nhiệm vụ: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Lê Thị Hồng Ngọc

Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất phân nền trồng cây thủy sinh từ mùn cưa sau trồng nấm” được thực hiện tại Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022, mục tiêu nhằm xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất phân nền trồng cây thủy sinh từ mùn cưa sau trồng nấm. Nghiên cứu gồm hai nội dung: Nội dung 1 (Sản xuất phân nền trồng cây thủy sinh từ mùn cưa sau trồng nấm) và nội dung 2 (Đánh giá ảnh hưởng của phân nền trồng cây thủy sinh từ mùn cưa sau trồng nấm đến sinh trưởng và phát triển của cây thanh hồng điệp và cá neon). Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1 của nội dung 1, chọn được công thức ủ (60% mùn cưa sau trồng nấm + 40% phân gà) cho các chỉ tiêu chất lượng đạt tốt nhất với hàm lượng chất hữu cơ 21,20%, hàm lượng carbon hữu cơ tổng 9,63%, Nitơ tổng số 0,66%, P2O5 hữu hiệu 1,06%, K2O hữu hiệu 752 mg/kg, tổng số vi sinh vật phân giải lân (1,9x106 ) CFU/g, tổng số vi sinh vật phân giải cellulose (1,6x106 ) CFU/g, tổng số vi sinh vật cố định đạm (9,3x105 ) CFU/g, không chứa vi sinh vật gây bệnh và kim loại nặng, thời gian đạt độ chín 30 ngày sau ủ. Sản phẩm ủ thu được ở thí nghiệm 1 đem phối trộn với 3 loại phụ gia và 3 tỷ lệ phối trộn khác nhau, kết quả chọn được ba công thức: phân nền A (95% mùn cưa sau ủ:5% bột Kaoline), phân nền B (90% mùn cưa sau ủ:10% bột Kaoline) và phân nền C (85% mùn cưa sau ủ:15% bột Kaoline) đạt các chỉ tiêu về chất lượng nước và có độ phân rã chậm để làm nguyên liệu nghiên cứu cho nội dung 2. Kết quả nghiên cứu ở nội dung 2 đã chọn được phân nền có tỷ lệ phối trộn (85% mùn cưa sau ủ:15% bột Kaoline) đạt các chỉ tiêu về chất lượng nước trồng cây thủy sinh và nuôi cá với pH (6,5 - 8), nhiệt độ (25 - 30oC.), NH4/NH3 (<1 mg/L), NO2 (<1 mg/L) phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh hồng điệp và cá neon. Từ đó, xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất phân nền trồng cây thủy sinh từ mùn cưa sau trồng nấm đạt hiệu quả kinh tế, với giá bán 20.000 đồng/kg và lợi nhuận 4.975 đồng/kg, phân nền với tỷ lệ phối trộn (85% mùn cưa sau ủ:15% bột Kaoline) có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Ngoài ra, quy trình còn giúp giải quyết nguồn phế phẩm mùn cưa sau trồng nấm ngày càng gia tăng tại trung tâm và các trại trồng nấm ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây