Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM CÂY DƯỢC LIỆU CỐT KHÍ CỦ

Thứ ba - 23/05/2023 21:59
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM CÂY DƯỢC LIỆU CỐT KHÍ CỦ

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM CÂY DƯỢC LIỆU CỐT KHÍ CỦ

  1. Giai đoạn chuẩn bị nhà màng và vật tư

Bước 1: Chuẩn bị nhà màng

Nhà màng được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau: Kiểu nhà kính, nhà màng kiểu cổ điển, nhà màng kiểu răng cưa, kiểu mái vòm, kiểu hình ống, nhà lưới. Tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện như: độ truyền sáng từ 85 – 90%; quy cách: độ cao cột (chiều cao từ mặt đất đến máng xối) từ 4 – 4,75 m, khẩu độ mỗi gian nhà là 8m, cột cách cột (bước cột) là 3m. Với mái được lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron) và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng dày 50 mesh.

Bước 2: Xử lý đất, lên luống và màng phủ nông nghiệp

– Xử lý nền đất trước khi trồng:

+ Cuốc đất, đập nhỏ, trộn với vôi bột

  Sau khi thu hoạch xong vụ trước cần nhặt sạch các loại cỏ phụ phế phẩm còn dư và sử dụng cuốc để lật đất sau đó để đất nghỉ ngơi khoảng 2 ngày. Tiếp tục dùng cuốc đập vụn các cục đất cứng, rắc đều phân vôi vào đất. Quá trình này sẽ giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng khí hơn. Nhiệt độ cao, kết hợp với phân vôi sẽ giúp ức chế và loại bỏ sự phát triển của sâu bệnh có trong đất. Ngoài ra, vôi còn có tác dụng cân bằng độ pH cho đất, ngăn chặn sự suy thoái và bổ sung thêm canxi cho đất.

+ Làm tơi xốp đất

Trộn thêm trấu hun, xơ dừa, vỏ lạc, rơm rạ, bã đậu,… vào đất để giúp đất có đủ không gian thoáng và trở nên tơi xốp. Theo thời gian trấu hun, xơ dừa, rơm rạ, bã đậu,… sau một khoảng thời gian sẽ phân hủy và cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho đất, giúp cây phát triển xanh tốt hơn.

Có thể bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế, phân chuồng ủ đã qua xử lý. Những loại phân này đảm bảo an toàn cho đất vừa là phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dược liệu phát triển trong thời gian dài.

– Lên luống: Khoảng cách luống 0,5m cho mỏi luống trồng hàng đôi và 0,3m cho hàng đơn. Mặt luống trồng rộng 1m, cao 15-20cm.

– Màng phủ nông nghiệp

Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại, hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tăng khả năng quang hợp cho cây, hạn chế cỏ dại, giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ.

Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này.

Dùng lon kim loại có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20-30cm.

*Lưu ý: Tùy vào điều kiện nhà màng có thể tính toán bề mặt luống phù họp để sự dụng màng phủ nông nghiệp hiệu quả.

Bước 3: Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt có que cấm

Ưu điểm khi tưới bằng hệ thống nhỏ giọt có bù áp và que cấm: Áp lực nước hiệu quả, nhỏ giọt vừa đủ vừa chính xác, nhờ có đầu tưới bù áp nước chảy dọc theo đầu cắm, để tránh xói mòn đất hoặc đổ cây non. Thích hợp tưới cây trồng theo luống và rất hiệu quả khi sử dụng tưới các luống 2 hàng cây.

+ Lắp bồn nhựa 1000 lít hoặc 2000 lít tùy vào mật độ cây trồng/nhà màng để phù hợp. Vị trí đặt phía trước nhà màng, bên trái hoặc phải khoang cách ly.

+ Lắp máy bơm nước công suất 2HP có sử dụng van từ và timer cài đặt thời gian tự động bật máy bơm.

+ Sử dụng ống nhựa PVC kết nối với ống tưới nông nghiệp LDPE 16 /20mm sử dụng kìm bấm hoặc dùi lỗ 3mm trên ống LDPE lắp đầu có đầu bù áp vào lỗ 3mm trên.

  1. Giai đoạn ươm cây con và chăm sóc cây

Bước 1: Chuẩn bị cây giống

Cây được trồng vào khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy đất phải tơi xốp, nhiều mùn và cao ráo, không tưới quá nhiều nước.

– Cây giống: nguồn cây con được tạo ra bằng phương pháp nhân giống in vitro tạo số lượng lớn cây Cốt khí củ trong thời gian ngắn, chất lượng cây đồng đều, cây con khỏe mạnh và sạch bệnh.

  

Hình 1. Cây giống cốt khí củ bằng phương pháp nhân giống in vitro

– Cây giống được ươm trực tiếp từ củ cây cốt khí củCủ giống sau khi thu hoạch được chọn từ những cây sạch bệnh, củ to và nhiều rễ. Sau đó cắt củ giống từng đoạn nhỏ dài từ 3 – 4cm. Ghim củ giống trực tiếp vào từng hóc trên luống phủ đất lại.

 

Hình2. Cây dược liệu cốt khí củ sau khi trồng được 15 ngày

Bước 2: Chăm sóc

Ẩm độ thích hợp cho cây ở giai đoạn vườn sản xuất vào khoảng 50 – 60%. Thời tiết bình thường thì tưới 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm trước 9 giờ sáng và tưới vào 3 – 4 giờ chiều. Những ngày nắng gắt và tiết trời khô lạnh nên tưới bổ sung 1 – 2  lần/ngày.

Chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn cây con cần chú ý đến liều lượng và nồng độ phân bón, vì ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây có thể dẫn đến cây bị chết.

Sử dụng phun phân vô cơ N: P: K, hoặc các loại phân chuyên dụng cho tưới nhỏ giọt như sau: Ca(NO3)2, KNO3, MgSO4 , KH2PO4 , K2SO4, Fe-EDTA, H3BO3, Mn-EDTA, Cu-EDTA , Zn-EDTA và Na2MoO4.

Liều lượng sử dụng: theo liều lượng khuyến cáo.

Giai đoạn 0 – 2 tháng sau trồng: sử dụng phân tưới nhỏ giọt và phân NPK bón thêm 1 lần/tháng có hàm lượng đạm cao và các loại phân có tác dụng kích thích ra rễ.

Giai đoạn 2 – 10 tháng sau trồng: sử dụng phân tưới nhỏ giọt và phân NPK bón thêm 2 lần/tháng có hàm lượng đạm cao và các loại phân có tác dụng kích thích ra rễ để tạo củ.

Cây từ tháng 10 đến thu hoạch: sử dụng phân tưới nhỏ giọt và phân NPK bón thêm 2 lần/tháng có hàm lượng đạm cao.

Khi cây đã phát triển ổn định về chiều cao, thân, lá, rễ phát triển tốt. Giai đoạn này nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện các loại sâu bệnh hại kịp thời xử lý.

Bệnh thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

  • Bệnh thường gặp: Bệnh thối rễ.
  • Nguyên nhân: Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, lan truyền, xâm nhiễm và sinh sản.
  • Biện pháp phòng ngừa:

+ Vườn trồng đảm bảo luôn thông thoáng.

+ Tránh tưới nước quá ẩm vào chiều tối.

Thường xuyên vệ sinh xung quanh vườn hạn chế côn trùng ẩn nấp.

  • Biện pháp phòng trừ:

+ Trồng những cây sạch bệnh.

+ Không nên đặt cây quá sát nhau, giữ khoảng cách hợp lý giữa các luống, bón vừa đủ lượng đạm, cung cấp đủ ánh sáng.

+ Côn trùng, động vật thân mềm có thể mang vi khuẩn, vì vậy nên có biện pháp hạn chế hoặc tiêu diệt chúng.

+ Tăng cường thông gió, giảm ẩm, sau khi tưới nước không nên để nước đọng trên lá.

+ Kịp thời theo dõi những cây bị bệnh, tất cả lá, thân, rễ và hoa bị nhiễm bệnh phải ngay lập tức tập trung tiêu hủy khỏi vườn.

Thông tin liên hệ

  1. KS. Lê Thị Hồng Ngọc

ĐT: 0385039639

  1. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Địa chỉ: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Điện thoại: 0286264 6103

 

———————————–

Website: https://abi.com.vn/

Email: uomtaocnc@gmail.com

Contact: (84-28) 6264 6103

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamuomtao

Tác giả: Massage nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây